Lừa đảo xuất khẩu lao động – Người lao động cần cảnh giác

Lừa đảo xuất khẩu lao động – Người lao động cần cảnh giác

Chủ nhật - 25/08/2024 10:26 184 0
Mặc dù không có chức năng, quyền hạn để đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài tuy nhiên ngày càng nhiều các đơn vị trong và ngoài tỉnh đã có nhiều lời mời gọi hấp dẫn để thu hút người lao động tham gia đăng kí đi nước ngoài. Với lời hứa kiếm nhiều tiền, thu nhập cao, đi nhanh. Tuy nhiên sự thật thì vỡ lẻ và người lao động thì bị lừa ngày càng nhiều.
Mới đây theo Báo Công an Nhân dân thì Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương cho biết đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND tỉnh Hải Dương hoàn tất cáo trạng, đề nghị truy tố Phạm Thị Lê Thanh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quá trình điều tra xác định, năm 2015, Thanh xuất cảnh sang Hàn Quốc theo diện kết hôn. Đến năm 2021, do xảy ra dịch COVID 19,  đối tượng về Việt Nam, thuê nhà tại số 70B, Hai Bà Trưng, phường Quang Trung, TP Hải Dương làm nghề lao động tự do. Thanh không có chức năng, quyền hạn để nhận và làm thủ tục cho người có nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc, nhưng do có thời gian làm việc tại Hàn Quốc nên có sự hiểu biết nhất định về thông tin… Để đánh vào lòng tin của người bị hại, đối tượng đã chia sẻ các thông tin về thủ tục giành cho người lao động sang Hàn Quốc làm việc theo diện ngắn hạn (E8), dài hạn (E9) của Bộ lao động thương binh và xã hội.
Đối tượng Phạm Thị Lê Thanh.
Sau đó, Thanh giới thiệu có thể giúp những người có nhu cầu sang Hàn Quốc làm việc với chi phí trọn gói là 100 triệu đồng/1 người, đặt cọc trước số tiền là 35 triệu đồng. Theo lời giới thiệu của Thanh, người lao động chỉ cần nộp hộ chiếu gốc và gửi ảnh chụp căn cước công dân, Thanh có trách nhiệm làm toàn bộ thủ tục; thời gian đi ngay trong tháng, chậm nhất là sau 2 tháng kể từ khi nộp tiền, hồ sơ, hộ chiếu nếu không đi được Thanh có trách nhiệm trả lại tiền đặt cọc, hồ sơ và hộ chiếu. Những thông tin do Thanh đưa ra đã khiến nhiều người tin tưởng là thật; nộp các giấy tờ, thủ tục và chuyển tiền cho Thanh rồi bị Thanh chiếm đoạt.
Quá trình điều tra xác định, Thanh không ký kết hợp đồng cung cấp lao động hay nhận ủy quyền tuyển dụng cho bất kỳ công ty nào ở Hàn Quốc. Với thủ đoạn như trên trong khoảng thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 11/2022, Thanh đã nhận gần 6 tỷ đồng, thông qua người trung gian và 77 người có nhu cầu đi lao động; 2 người làm thủ tục đi du lịch Hàn Quốc, hiện đang cư trú tại các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, TP Hải Phòng, TP Hà Nội, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh nộp cho Thanh bằng hình thức đưa trực tiếp bằng tiền mặt và thông qua ngân hàng gần 6 tỷ đồng.
Vừa qua, Thông tin trên Báo Thanh niên Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự một người gốc Việt mang quốc tịch Na Uy để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chiều 26.8, tin từ Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, Cơ quan CSĐT H.Tháp Mười (Đồng Tháp) vừa ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyen Thuy Hoang (tên gọi tiếng Việt là Thủy, 46 tuổi, quốc tịch Na Uy) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nguyen Thuy Hoang tại cơ quan công an
Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 6.2024, thông qua mạng xã hội, Thủy liên lạc với bà H.T.M.L (ngụ xã Mỹ Đông, H.Tháp Mười), yêu cầu bà L. tìm người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Na Uy giới thiệu cho Thủy. Mỗi lao động sang Na Uy làm việc thời vụ đóng 25 triệu đồng để Thủy làm thủ tục.
Sau đó, Thủy và bà L. lập nhóm Zalo với tên "Hội làm việc Na Uy" để đưa những người có nhu cầu đi lao động tại Na Uy vào nhóm, nhằm tạo lòng tin. Qua đó, Thủy tìm được 33 người đăng ký và thu của họ tổng số tiền trên 360 triệu đồng.
Cuối tháng 6.2024, Thủy nhập cảnh về Việt Nam. Sau đó, Thủy 2 có lần đưa những người muốn đi Na Uy đến Lãnh sự quán Na Uy tại TP.HCM để làm visa nhằm tạo thêm lòng tin, nhưng thực chất chỉ là hành vi gian dối.
Đến tháng 8.2024, Thủy và bà L. thuê xe, đưa 33 người đã đăng ký đi lao động đến sân bay Tân Sơn Nhất để sang Na Uy. Tuy nhiên, những người này không thể xuất cảnh như lời Thủy. Biết mình bị lừa đảo, các nạn nhân làm đơn trình báo công an.
Hiện, các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Đồng Tháp đang phối hợp Công an H.Tháp Mười và các đơn vị có liên quan tập trung điều tra, xử lý vụ lừa đảo xuất khẩu lao động nêu trên.
Từ 2 ví dụ trên ta thấy, lợi dụng vào sự thiếu thông tin của người lao động mà hầu hết các đối tượng đều dẫn dụ một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, việc không xác mình được chức năng, quyền hạn của các công ty đối với việc đưa người lao động ra nước ngoài cũng là nguyên nhân khiến người lao động bị lừa trong thời gian quan.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, một lần nữa khẳng định, ở Đồng Tháp thì chỉ có Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp là đơn vị duy nhất được Tỉnh giao nhiệm vụ, tư vấn, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước. Tại đây, các đơn hàng, các thủ tục pháp lý và quyền lợi của người lao động được đảm bảo khi có rủi ro sự cố. Ngoài ra các đơn vị khác đều không đẩy đủ chức năng, hoặc không đủ pháp lý để bảo vệ, can thiệp khi xảy ra rủi ra ở nước ngoài mà phần thiệt thòi thuộc về người lao động.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây