LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG SỐ VỐN TÍCH LŨY HIỆU QUẢ SAU KHI KẾT THÚC HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRỞ VỀ NƯỚC
Hoàng An
2025-03-27T16:01:48+07:00
2025-03-27T16:01:48+07:00
https://xuatkhaulaodongdongthap.com/vi/news/thong-tin-tuyen-truyen/lam-the-nao-de-su-dung-so-von-tich-luy-hieu-qua-sau-khi-ket-thuc-hop-dong-lam-viec-o-nuoc-ngoai-tro-ve-nuoc-1118.html
https://xuatkhaulaodongdongthap.com/uploads/news/2025_03/image-20250327160135-1.jpeg
Xuất khẩu lao động Đồng Tháp
https://xuatkhaulaodongdongthap.com/uploads/logo_1.png
Thời gian qua, bên cạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp còn tư vấn, giáo dục trang bị kiến thức cho người lao động trước khi xuất cảnh về cơ hội việc làm sau khi về nước. Định kỳ Trung tâm triển khai công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoàn thành hợp đồng về nước thông qua các hội nghị, hội thảo về việc làm, buổi tư vấn và các phiên giao dịch việc làm trực tiếp hoặc trực tuyến... Qua đó góp phần kết nối cung - cầu lao động, tạo cơ hội để người lao động tìm được việc làm ổn định, hoặc tiếp cận các chính sách hỗ trợ lao động khơi nghiệp hoặc liên hệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp để người lao động đăng ký học nâng cao trình độ tay nghề, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Sau thời gian hoàn thành chương trình làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là XKLĐ), nhiều lao động trở về quê hương với một số vốn đáng kể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng số tiền này một cách hợp lý để tạo ra thu nhập ổn định và phát triển lâu dài. Dưới đây là một số gợi ý giúp người lao động Tỉnh nhà quản lý và đầu tư số vốn tích lũy một cách hiệu quả:
- Lập kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng khi chưa về nước: Người lao động cần xác định tổng số vốn hiện có, sau đó phân bổ hợp lý thành các phần cụ thể: Chi tiêu cá nhân & gia đình (30-40%), Đầu tư hoặc kinh doanh (40-50%), Tiết kiệm dự phòng (10-20%). Việc phân bổ hợp lý sẽ giúp người lao động tránh tiêu xài hoang phí và đảm bảo nguồn tài chính bền vững.
- Gửi tiết tiệm: Nếu chưa có kế hoạch đầu tư hoặc kinh doanh ngay, người lao động có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng để bảo toàn số vốn một cách an toàn và hiệu quả.
- Đầu Tư Mở Cửa Hàng Hoặc Doanh Nghiệp Nhỏ: Đối với những lao động có đam mê và khả năng kinh doanh, đây là cơ hội tốt để khởi nghiệp. Một số mô hình kinh doanh phù hợp:
- Mở quán ăn, quán cà phê – Nếu bạn từng làm việc trong lĩnh vực ẩm thực tại nước ngoài, có thể tận dụng kinh nghiệm để mở quán ăn theo phong cách nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...).
- Kinh doanh đặc sản quê hương – Bán hàng nông sản sạch, thực phẩm chế biến sẵn hoặc đặc sản địa phương đang là xu hướng tiềm năng.
- Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini – Phù hợp với những khu vực đông dân cư.
- Đầu tư vào chăn nuôi, nông nghiệp công nghệ cao – Xu hướng bền vững cho người dân nông thôn.
- Học nghề hoặc nâng cao ngoại ngữ: Nếu chưa có tay nghề chuyên môn cao, mỗi người lao động có thể dùng một phần số vốn để học thêm nghề mới hoặc nâng cao trình độ chuyên môn:
- Học nghề sửa chữa ô tô, điện lạnh, cơ khí… – Những ngành có nhu cầu cao tại Việt Nam.
- Học thêm ngoại ngữ (Nhật, Hàn,… để làm phiên dịch viên hoặc giảng dạy)
- Đầu tư hoặc hợp tác đầu tư:
- Đầu tư vào đất đai, nhà ở có thể mang lại lợi nhuận cao nếu bạn biết chọn đúng thời điểm và vị trí. Một số hình thức đầu tư bất động sản: Mua đất, xây nhà trọ cho thuê – Phù hợp với những khu vực gần khu công nghiệp hoặc thành phố lớn. Hoặc mua đất nông nghiệp để phát triển mô hình trang trại – Xu hướng nông nghiệp sạch đang được nhiều người quan tâm. Lưu ý: Cần tìm hiểu kỹ thị trường, pháp lý trước khi mua bán để tránh rủi ro.
- Bên cạnh đó, nếu người lao động không muốn kinh doanh riêng lẻ, có thể tham gia đầu tư theo nhóm hoặc hợp tác với người có kinh nghiệm. Cụ thể như: Góp vốn mở doanh nghiệp nhỏ cùng bạn bè, gia đình, đầu tư vào các dự án khởi nghiệp tiềm năng. Hợp tác với doanh nghiệp địa phương để phát triển sản phẩm, dịch vụ.Việc hợp tác giúp bạn chia sẻ rủi ro và tận dụng lợi thế của nhiều người để phát triển kinh doanh hiệu quả hơn.
- Quay trở lại làm việc trong nước hoặc tiếp tục xuất khẩu lao động:
Nếu người lao động chưa muốn kinh doanh hoặc đầu tư, Trung tâm DVVL luôn đồng hành và hỗ trợ lao động tìm công việc phù hợp tại Việt Nam, với kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, lao động có thể ứng tuyển vào các công ty nước ngoài tại Việt Nam với mức lương tốt hơn. Hoặc cá nhân người lao động có thể đăng ký tiếp tục tham gia các chương trình đi làm việc ở nước ngoài với vị trí và mức lương cao hơn.
Lời khuyên dành cho người lao động sau khi về nước: Không tiêu xài hoang phí: Tránh sa đà vào những khoản mua sắm không cần thiết, tiệc tùng, ăn chơi…. Không đầu tư theo phong trào: Tránh lao vào những mô hình kinh doanh chưa hiểu rõ hoặc đầu tư mạo hiểm. Luôn có kế hoạch dự phòng để tránh rủi ro, tiết kiệm dự trữ phòng trường hợp cần thiết.
Hiệu quả của việc đăng ký đi XKLĐ là điều không bàn cãi. Tuy nhiên, việc sử dụng số vốn tích lũy sau khi đi XKLĐ hợp lý sẽ giúp người lao động tạo dựng tương lai vững chắc, ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình, góp phần xây dựng nền kinh tế tỉnh nhà ngày một phát triển bền vững!
Tác giả bài viết: Hoàng An