NGHỊ QUYẾT
CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHOÁ XI
về phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021 - 2025
-----
I- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ KHỞI
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỜI GIAN QUA
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X,
kinh tế của Tỉnh tiếp tục đà tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định
hướng; thu ngân sách tiếp tục tăng ổn định; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được
quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân được cải thiện. Đạt được những kết quả quan trọng như trên là sự cố
gắng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự thống nhất trong toàn Đảng bộ và sự đồng
thuận của nhân dân, đặc biệt, có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp
Tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2020, đã có 2.600 doanh nghiệp được thành lập mới, tổng
vốn đăng ký hơn 12.840 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động 4.200
doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký hơn 40.000 tỷ đồng. Đóng góp của khu vực
kinh tế tư nhân vào GRDP (giá hiện hành) giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 23,35%;
vốn đầu tư phát triển của khối doanh nghiệp khoảng 23,64% trên tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội; đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
chiếm khoảng 21,27% GRDP; nộp ngân sách bình quân khoảng 42% trong tổng
thu ngân sách nhà nước, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 14%/năm;
kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt trên 01 tỷ USD; bình quân hàng năm, giải quyết
việc làm cho hơn 35.200 lao động.
Các hoạt động khởi nghiệp được quan tâm, chỉ đạo, bước đầu đã đạt được
những kết quả quan trọng, làm tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo. Chương trình
khởi nghiệp đã lan toả trong cộng đồng, nhiều dòng sản phẩm mới ra đời tận dụng,
phát huy nguồn tài nguyên bản địa, hướng đến đổi mới, sáng tạo góp phần vào tăng
trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh của địa phương.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) lan toả và mang đến nhiều
hướng đi mới cho các hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn. Đến nay, toàn Tỉnh có
161 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 - 4 sao, trong đó, có nhiều sản phẩm
khởi nghiệp tận dụng được các giá trị bản địa của địa phương.
NL Document in C:\Users\Ly\Downloads\Cac nghi quyet - ket luan cua Tinh uy khoa XI (19-01-2022) without 204.docx 2
Tuy nhiên, đóng góp của khối doanh nghiệp vào nền kinh tế Tỉnh chưa tương
xứng với tiềm năng. Tỷ trọng doanh nghiệp còn hoạt động chỉ đạt 50% trên tổng số
doanh nghiệp thành lập mới. Nhiều doanh nghiệp có mô hình hoạt động mang tính
chất hộ gia đình, nhỏ lẻ, hạn chế trong việc phát triển và kêu gọi nguồn lực; vốn
đầu tư ít; trình độ khoa học, kỹ thuật lạc hậu; năng suất lao động thấp; chưa quan
tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp chưa chú
trọng việc xây dựng thương hiệu, chiến lược; mối quan hệ hợp tác, liên kết trong
sản xuất chưa bền vững; bộ máy quản trị còn hạn chế kiến thức, kinh nghiệm. Hoạt
động khởi nghiệp chưa mang tính hệ thống cao, chưa gắn liền với khoa học, công
nghệ và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương; mặt bằng giá cả các sản
phẩm khởi nghiệp còn cao, chưa có tính cạnh tranh so với các sản phẩm khác.
Nguyên nhân là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển của doanh nghiệp, nhất là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực. Chưa tổ
chức được một lực lượng doanh nghiệp "đầu tàu" đủ mạnh để có thể dẫn dắt doanh
nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị. Phần lớn doanh nghiệp của
Tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu nguồn lực về tài chính, năng suất lao động
thấp, quản trị kém, lạc hậu về kỹ thuật; thiếu đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường.
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Tỉnh chưa hoàn thiện. Tính liên kết các hoạt động giữa
các đơn vị hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp chưa cao. Hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp chưa đồng
bộ; các quy định của địa phương về hỗ trợ doanh nghiệp thiếu tính thực tiễn, thiếu
nguồn lực thực hiện. Một vài cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng
mức đến công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và hoạt động khởi nghiệp.
II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ đạo
- Phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp là một trong năm đột phá
chiến lược phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025; xác định doanh nghiệp là một
trong những động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Ưu tiên, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp có hàm lượng khoa học, công
nghệ cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường phù hợp với địa
phương. Chú trọng phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ
số, trí tuệ nhân tạo; hướng doanh nghiệp tiếp cận chương trình chuyển đổi số, đổi
mới, chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến gắn với kinh tế tuần hoàn để khai
thác có hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa.
NL Document in C:\Users\Ly\Downloads\Cac nghi quyet - ket luan cua Tinh uy khoa XI (19-01-2022) without 204.docx 3
- Tiếp tục lan toả tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng dân cư, trong đó, chú
trọng đến lực lượng tiềm năng: Sinh viên, lao động hoàn thành chương trình đi làm
việc ở nước ngoài, hộ kinh doanh. Nhanh chóng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp
của Tỉnh, khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế, giá trị bản địa. Xem khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo là khâu đột phá, trọng tâm trong hoạt động khởi nghiệp của Tỉnh.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục củng cố và phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng,
có năng lực cạnh tranh, sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường,
hình thành cụm liên kết, chuỗi giá trị. Tăng tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, dịch vụ du
lịch, tiểu thủ công nghiệp. Kết nối các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Củng
cố và phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn làm "đầu tàu" dẫn dắt các doanh
nghiệp tham gia chuỗi giá trị. Phấn đấu mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên số
dân trong độ tuổi lao động đạt nhóm khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiếp tục thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp phát triển, phấn đấu đưa Tỉnh trở
thành nơi hấp dẫn, thu hút cộng đồng khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2021 - 2025: Phát triển ít nhất 3.000 doanh nghiệp, đến năm 2025,
có ít nhất 5.300 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động.
- Bình quân trong giai đoạn 2021 - 2025, khu vực doanh nghiệp đóng góp từ
26 - 27% vào GRDP của Tỉnh; đóng góp 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đến
năm 2025, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP ít nhất
35%. Hàng năm giải quyết việc làm cho ít nhất 36.000 lao động.
- Hàng năm, có ít nhất 30 sản phẩm khởi nghiệp được công nhận là sản phẩm
OCOP đạt 3 hoặc 4 sao. Đến năm 2025, Tỉnh có ít nhất 295 sản phẩm OCOP đạt 3
hoặc 4 sao và có ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
- Hỗ trợ đào tạo cho khoảng 1.000 lượt người/năm về quản trị doanh nghiệp
và khởi sự doanh nghiệp.
- Hình thành "Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh
Đồng Tháp".
- Đến năm 2025, hỗ trợ phát triển ít nhất 20 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo.
NL Document in C:\Users\Ly\Downloads\Cac nghi quyet - ket luan cua Tinh uy khoa XI (19-01-2022) without 204.docx 4
- Giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI)
thuộc nhóm "Rất tốt" trên bảng xếp hạng của cả nước; Chỉ số Cải cách hành chính
(PAR INDEX) thuộc "Nhóm B" cả nước; Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính
công cấp tỉnh (PAPI) thuộc nhóm "Cao nhất" cả nước.
III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ về tầm quan
trọng của doanh nghiệp, tập trung tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh
nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đối với chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến
nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về những quan
điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017, Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục quán triệt về vị trí, vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của Tỉnh; thống nhất trong nhận thức và hành động việc phát triển
doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp là một động lực quan trọng phát triển kinh tế
- xã hội của Tỉnh.
- Tiếp tục phát huy có hiệu quả phương châm "đồng hành và hỗ trợ" doanh
nghiệp; phân công nhiệm vụ cho các cấp, các ngành từ Tỉnh đến cơ sở trong việc
xây dựng, củng cố hệ thống trợ giúp phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ doanh
nghiệp trên địa bàn quản lý.
- Tuyên truyền, vận động tạo điều kiện phát triển các tổ chức Đảng, các tổ
chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tiếp tục lan toả tinh thần
khởi nghiệp, khát vọng lập nghiệp, tự làm chủ trong các tầng lớp nhân dân, nhất là
trong thanh niên, phụ nữ.
2. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh
nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp
2.1. Về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, đến năm 2025
bảo đảm cung cấp 80% dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 trên Cổng dịch vụ công
tỉnh Đồng Tháp. Thực hiện mạnh mẽ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của
Tỉnh; khuyến khích các cấp, các ngành đề xuất thực hiện các mô hình hay, cách làm
NL Document in C:\Users\Ly\Downloads\Cac nghi quyet - ket luan cua Tinh uy khoa XI (19-01-2022) without 204.docx 5
hiệu quả trong công tác phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp. Tiếp tục tăng
cường công tác đối thoại thực chất với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí; gắn chất
lượng đối thoại với chất lượng giải quyết các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp
pháp của cộng đồng khởi nghiệp. Quán triệt công chức, viên chức về đạo đức công
vụ, chủ trương "Chính quyền đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp"; thủ trưởng cơ
quan, đơn vị chịu trách nhiệm về các vi phạm của công chức, viên chức trong
phạm vi quản lý.
- Tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép": Vừa phòng,
chống dịch, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển và hỗ trợ doanh
nghiệp. Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với các
dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại; dự án có liên kết sản xuất theo
chuỗi giá trị; dự án thân thiện môi trường nhất là trong lĩnh vực chế biến, nông
nghiệp công nghệ cao. Chú trọng công tác chuyển giao công nghệ, nhân rộng mô
hình đầu tư hiệu quả.
2.2. Về phát triển hạ tầng, tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh
- Tập trung phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thành sớm tuyến
cao tốc An Hữu - Cao Lãnh; tuyến cao tốc Cao Lãnh - Mỹ An, tuyến Quốc lộ 30
(đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà); Quốc lộ 30 (đoạn tuyến tránh thành phố Cao Lãnh).
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông
trọng điểm trên địa bàn Tỉnh có sức lan toả mang tính chất liên vùng, kết nối tạo
động lực phát triển của Tỉnh và vùng, như: Dự án hạ tầng giao thông đường bộ khu
vực Nam sông Tiền; các tuyến giao thông quan trọng của Tỉnh như: Tuyến ĐT.857
(đoạn Quốc lộ 30 - ĐT.845), tuyến ĐT.845 (đoạn Trường Xuân - Tân Phước),
nâng cấp hệ thống cầu trên tuyến ĐT.844, nâng cấp tuyến ĐT.841 và xây dựng
mới cầu Sở Thượng 2.
- Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
Tỉnh, tập trung phát triển từ 01 đến 02 khu công nghiệp quy mô lớn để thu hút các
doanh nghiệp lớn, công nghệ cao. Tăng cường kêu gọi đầu tư hạ tầng các khu, cụm
công nghiệp; phát triển dịch vụ kho bãi logistics gắn với vùng nguyên liệu, nguồn
lao động, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh gắn với bảo
vệ môi trường.
- Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuẩn bị quỹ đất, mặt
bằng đáp ứng yêu cầu các dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực đột phá, chiến lược
phát triển của Tỉnh.
NL Document in C:\Users\Ly\Downloads\Cac nghi quyet - ket luan cua Tinh uy khoa XI (19-01-2022) without 204.docx 6
2.3. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tại
các tổ chức tín dụng; triển khai có hiệu quả chương trình kết nối doanh nghiệp với
ngân hàng, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn.
- Thực hiện đánh giá, cân đối, xem xét tăng nguồn vốn cho Quỹ Đầu tư phát
triển của Tỉnh, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ khởi
nghiệp đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tín dụng đối với dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của Tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các dự án khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đầu tư, đổi mới máy
móc thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo tiếp cận các quỹ, nhà đầu tư mạo hiểm; khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư cho các ý tưởng khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
2.4. Về phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động
- Chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số.
Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao,
có kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm
đối với cộng đồng.
- Sắp xếp đầu tư, nâng cao, chất lượng đào tạo, hệ thống trường dạy nghề trên
địa bàn Tỉnh. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, trong đó, chú trọng vào các
ngành nghề có nhu cầu lớn như: Chế biến nông, thuỷ sản, điện, điện tử, cơ khí, xây
dựng, may. Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh
và sinh viên. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình đưa lao động đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Đẩy mạnh hợp tác, xã hội hoá lĩnh vực đào tạo, nguồn nhân lực. Chú trọng
đào tạo lực lượng công nhân lành nghề và cán bộ quản lý có trình độ cao; đào tạo
kỹ năng quản lý, khởi sự doanh nghiệp cho lãnh đạo doanh nghiệp. Xây dựng cơ
chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút nguồn nhân lực; đồng thời, có cơ chế
đặt hàng đối với Trường Đại học Đồng Tháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
chất lượng cao cho Tỉnh.
2.5. Phát triển doanh nghiệp chủ lực và hình thành chuỗi giá trị
- Nghiên cứu, chọn lựa một số doanh nghiệp mạnh trong những ngành, lĩnh vực
chủ lực, thế mạnh của Tỉnh phù hợp với yêu cầu, định hướng của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, để xây dựng lực lượng doanh nghiệp "đầu tàu" dẫn dắt các doanh nghiệp
NL Document in C:\Users\Ly\Downloads\Cac nghi quyet - ket luan cua Tinh uy khoa XI (19-01-2022) without 204.docx 7
nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị, trọng tâm là các ngành hàng thuỷ sản, chế biến
nông sản và hoa kiểng. Nghiên cứu triển khai chuỗi giá trị các ngành hàng có nhiều
tiềm năng của Tỉnh như: Sen, xoài, lúa, nhãn, cá tra,...
- Tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị các ngành hàng nông sản chủ lực và phát triển
chuỗi giá trị các ngành hàng nông sản thế mạnh của Tỉnh. Hoàn thiện chuỗi liên kết
Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân theo nhiều phương thức. Xây dựng chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các cụm, chuỗi giá trị.
3. Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, hiện đại hoá công nghệ
3.1. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
- Tập trung hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm, dịch vụ của
Tỉnh, nhất là các sản phẩm OCOP, dịch vụ du lịch cộng đồng.
- Chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương
mại trọng điểm, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ tìm kiếm thị trường mới; nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến thương mại - đầu tư.
- Liên kết, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của Tỉnh đến các kênh
phân phối trong và ngoài nước, trong đó, chú trọng thị trường các tỉnh lân cận, giáp
biên, các khu đô thị lớn của cả nước. Chú trọng phát triển các chuỗi liên kết phát
triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông
Nam bộ, các tỉnh An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp (ABCD Group).
3.2. Thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số; đổi mới, chuyển giao công nghệ,
khuyến khích doanh nghiệp tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ và
xây dựng, phát triển thương hiệu
- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp, đầu tư vào hoạt động nghiên
cứu, đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chương trình chuyển đổi
số; ứng dụng khoa học, công nghệ, hệ thống quản lý tiên tiến vào sản xuất; xây
dựng và phát triển thương hiệu, đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, trong đó,
chú trọng nông sản, sản phẩm chủ lực đặc thù, sản phẩm OCOP.
- Tạo mối quan hệ, hợp tác với các viện, trường, các tổ chức quốc tế trong
công tác nghiên cứu, ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và
nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp, phát triển
doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
NL Document in C:\Users\Ly\Downloads\Cac nghi quyet - ket luan cua Tinh uy khoa XI (19-01-2022) without 204.docx 8
phát triển sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể nâng lên thành
doanh nghiệp. Thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nhà nước để nâng cao năng
lực quản lý theo ngành, địa phương đối với doanh nghiệp và trong giải quyết thủ
tục hành chính, các dịch vụ công thiết thực đối với người dân, doanh nghiệp.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chấp hành chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện và xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp; bảo đảm sự tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp.
5. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, khuyến khích,
hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp tham gia có hiệu quả vào
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Chú trọng thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông,
tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền cảm hứng, khơi gợi tinh thần khởi nghiệp. Đổi
mới và nâng cao chất lượng các cuộc thi khởi nghiệp.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp trên
địa bàn Tỉnh; kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, xây dựng và phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ hoạt động khởi nghiệp, thành lập trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, đặc biệt là hoạt
động đổi mới sáng tạo; chú trọng học sinh, sinh viên, trí thức trẻ, thanh niên nông thôn.
- Quy hoạch, xây dựng các khu, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo tại thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc và thành phố Hồng Ngự để hình
thành không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Tỉnh; từng bước
hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm thu hút, hấp dẫn hoạt động khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tạo điều kiện hình thành, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây
dựng các khu dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp tập trung, khu làm việc chung, vườn ươm
khởi nghiệp.
- Khuyến khích các ý tưởng, dự án khởi nghiệp gắn với phát triển các chuỗi
ngành hàng chủ lực và tiềm năng thế mạnh của Tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ các
doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp tham gia có hiệu quả vào Chương trình mỗi xã
một sản phẩm (OCOP) trên cơ sở gắn kết vùng nguyên liệu, phát huy tối đa giá trị
gia tăng nguồn tài nguyên bản địa, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
NL Document in C:\Users\Ly\Downloads\Cac nghi quyet - ket luan cua Tinh uy khoa XI (19-01-2022) without 204.docx 9
- Đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ, hoàn thiện, nâng cao
chất lượng các sản phẩm OCOP, trong đó, chú trọng vào các giải pháp hỗ trợ về tổ
chức sản xuất, phát triển sản phẩm, khả năng tiếp thị và chất lượng sản phẩm.
6. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị
- xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp trong phát triển doanh
nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp tham gia vận động hỗ trợ đoàn
viên, hội viên và nhân dân cùng tham gia phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp.
Tăng cường tham gia, tham vấn và phản biện xã hội; tích cực phối hợp với các cơ
quan quản lý nhà nước để cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh,
đào tạo kỹ thuật, tư vấn và huy động nguồn lực xã hội.
- Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế, câu lạc bộ
doanh nghiệp khởi nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các hội quán trên địa bàn.
7. Phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp, doanh nhân
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ doanh nhân nhằm định hướng,
tạo lập một đội ngũ doanh nhân giàu khát vọng cống hiến, đủ bản lĩnh vượt qua
những thách thức; khơi gợi tinh thần ái quốc, ý thức tự vươn lên và khát vọng làm
giàu; quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường; xây dựng văn hoá doanh nghiệp và
đạo đức kinh doanh, từng bước tạo dựng thương hiệu của cộng đồng Doanh nhân -
Doanh nghiệp Đất Sen Hồng.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mô hình gặp gỡ, đối thoại với doanh
nhân, doanh nghiệp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ doanh nhân,
doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, xây dựng chiến lược, xác định
giá trị cốt lõi của sản phẩm và vai trò trách nhiệm đối với xã hội.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ghi nhận, tôn vinh đối với đội ngũ doanh
nhân; phát huy vai trò của Câu lạc bộ, Hiệp hội, Hội doanh nghiệp Tỉnh trong hoạt
động kết nối, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Đảng bộ Tỉnh; ban cán sự
đảng, đảng đoàn; Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh
căn cứ chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện tốt Nghị quyết.
NL Document in C:\Users\Ly\Downloads\Cac nghi quyet - ket luan cua Tinh uy khoa XI (19-01-2022) without 204.docx 10
2. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân Tỉnh, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân
Tỉnh cụ thể hoá nội dung Nghị quyết này thành chương trình, kế hoạch cụ thể,
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sơ kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành.
3. Giao Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các nội dung của Kết luận, định kỳ cuối năm báo cáo
kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh.