Lãnh đạo tỉnh đến thăm và chúc Tết Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp
Nhiều sinh viên rơi vào tình trạng bị cảnh báo học vụ, bị buộc thôi học ẢNH CHỤP MÀN HÌNH WEBSITE |
Độc giả lethihoa1965tv bình luận: “Con tôi học ngành y, ra trường lương nhận tháng đầu số tiền là 3,5 triệu đồng. Tốt nghiệp ĐH ngành y khoa mà lại nhận lương trung cấp, cuộc sống muôn vàn khó khăn, vật giá leo thang, chi phí phải tiết kiệm tối đa được 2-3 tuần, tuần thứ 4 không có kinh phí”.
Còn bạn đọc Thien viết: “Do chương trình học không sát thực tế, có nhiều môn học không biết học để làm gì, học phí tăng, tốt nghiệp ra trường thì thị trường lao động phải đào tạo lại, lương cử nhân thấp. Thôi thì học nghề thành công nhân bậc cao vừa giảm gánh nặng, vừa nhanh có việc làm”.
Trong khi đó, độc giả mr.pugseller nêu hiện tượng: “Theo em, vấn đề có thể đến từ mạng xã hội khi nhiều thông tin như đã tốt nghiệp nhưng vẫn thất nghiệp, hay học trường đời tốt hơn học ĐH… Từ đó làm cho tâm lý của sinh viên lung lay, đặc biệt là các anh chị có thành tích thấp”. Theo bạn đọc này thì: “ĐH là nơi để mình thể hiện chính mình từ đó mọi người đều biết đến khả năng của mình và phát triển bản thân hơn”.
Bạn đọc Chính Lương thì viết: “Tôi thấy nhiều môn học hết sức 'vô bổ', sinh viên đã học ở phổ thông rồi nay lại học lại... gây ra sự chán chường cho sinh viên”. Đặc biệt, bạn đọc này nhấn mạnh: “Mặt khác, ngành học hiện tại không phải là sở thích của sinh viên mà chỉ là 'chữa cháy', hoặc lấp 'chỗ trống' thôi!”.
Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng nguyên nhân có thể đến từ cách thức xét tuyển đầu vào hiện nay.
Bạn đọc Manh Ngo cho rằng lý do có thể do “ĐH nhiều quá, xét học bạ cũng đủ đậu”. Vì vậy, theo bạn đọc này, Việt Nam nên tập trung vào các trường nghề chất lượng cao, đào tạo nhân lực trong 2 năm để cung cấp cho xã hội mà có ích hơn. Những em nào thấy mình không ham học cao thì vào đó mà học rồi đi làm nhanh”.
Cùng quan điểm này, bạn đọc Px Ngoc nhận định: “Có một nguyên nhân chưa thấy nêu: Phải chăng tuyển đầu vào quá dễ dãi?”.
Tương tự, độc giả Tình Tà Mê cho rằng có thể nhiều nguyên nhân khiến sinh viên chán học, bỏ học. “Vì tiền, vì không thích ngành học, vì công việc khi ra trường... Tui đã từng có thời gian như vậy”, bạn đọc này chia sẻ.
Theo phân tích của độc giả này: “Cung và cầu sau khi ra trường ngành nghề đó còn được thịnh hành nữa không? Kinh tế tài chính là hàng đầu, là số một quyết định ý thức trong quá trình học tập đến khi tốt nghiệp. Sự biến đổi của gia đình là móc xích kéo theo hệ lụy giảm chất lượng kết quả học tập. Tâm lý của lứa tuổi, sự tiếp cận ở môi trường mới, ý thức và nhận thức chưa làm chủ bản thân tác động bởi khách quan, ngành nghề chưa phù hợp trong chương trình học tập môn học đại cương các năm đầu...”.
Bạn đọc Tốt Bùi Ngọc cũng phân tích tương tự: “Cuộc sống kinh tế quá khó khăn nhiều người muốn học nhưng không có khả năng để học tiếp, cũng một phần vì học khi ra trường cầm tấm bằng lại không có công việc để làm nên nhiều người chấp nhận tìm kiếm cơ hội mưu sinh khác”.
Xét tuyển đầu vào thoáng có phải là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên dễ chán học? Đ.N.T |
Có những ý kiến cho rằng nguyên nhân đến từ học phí. Bạn đọc minhtien1193 khẳng định: “Học phí cao, chi phí sinh hoạt cũng cao. Đây có thể là nguyên nhân chính”.
Bạn đọc Son Nguyen cũng viết: “Lý do có thể là học phí. Sau dịch Covid-19 không chỉ các doanh nghiệp, mà người dân đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Các trường ĐH nên có biện pháp giãn đóng học phí trong từ 1 đến 6 tháng để phụ huynh còn xoay xở”.
Độc giả Huỳnh Đức Á cũng đưa ra nhận định: “Có thể một số trường hợp do gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phí và các chi phí khác nên sinh viên phải nghỉ... tìm nghề khác sinh sống, không phải con đường vào ĐH là duy nhất để mưu sinh?”.
Bạn đọc Kenny thì thẳng thắn nêu ý kiến: “Học phí cao ngất ngưởng, 1 học kỳ rẻ lắm cũng vài chục triệu không phải gia đình nào cũng kham nổi, đây là nguyên nhân chính khiến nhiều sinh viên bỏ học”.
Không chỉ học phí, bạn đọc 92891 còn cho rằng: “Mỗi lần thi lại học phần phải đóng tiền quá cao!”.
Cũng liên quan đến vấn đề tài chính, bạn đọc 1763 cũng nêu ra nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hàng ngàn sinh viên không học dù trúng tuyển. Bạn đọc này viết: “Theo tôi một trong những nguyên nhân là năm nay Ngân hàng chính sách xã hội chỉ cho vay đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo mà thôi. Nhiều gia đình thực tế đang gặp khó khăn về kinh tế nhưng không thuộc các đối tượng trên thì rất khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng để cho các cháu đi học”.
Nguồn tin: thanhnien.vn