Ở xứ mình kiếm ăn còn khó chứ nói gì đến kiếm ăn nơi xứ người xa lạ, khác văn hóa, khác tập quán đặc biệt là khác ngôn ngữ. Biết là khó khăn nhưng tôi vẫn quyết tâm đi để được “hy vọng”.
Sinh ra và lớn lên trong cái nóng cháy người ở miền trung, trong những trận lũ lụt kinh hoàng làm tôi rắn rỏi hơn mỗi ngày. Nhìn làn da cháy nắng, nhìn khuôn mặt khắc khổ vì lam lũ, không ai nói tôi dưới 30 tuổi…
Sau giờ làm tôi lại ra đồng mò cua bắt cá kiếm cái ăn hàng ngày
Ngày ngày ngoài việc đi làm trong phân xưởng gần nhà, tôi lại lăn lội ngoài kênh mương đến tối muộn mới về để mò cua bắt cá, kiếm cái ăn cái uống hằng ngày. Sáng sớm lại lục đục dạy sớm từ 4h sáng để giúp mẹ bắc bếp, luộc bánh, luộc ngô đi bán rồi sùng sục cơm nước đi làm.
Cuộc sống cứ diễn ra như vậy cho đến khi má tôi bị ốm nặng, phải vào viện để chữa bệnh. May mà có em gái phụ tôi chăm mẹ chứ không khéo phải nghỉ việc.
1 tháng, 2 tháng trôi qua, ngân sách trong nhà đã dần cạn kiệt trong khi tiền học của em sắp đến hạn, tiền thuốc men của mẹ phải đóng mà mẹ lại ở viện dài dài. Khoảng thời gian ấy, tôi đã túng quẫn vô cùng. Có được cách gì kiếm nhiều tiền là tôi xung phong liền…
Thế rồi như một định mệnh, tôi biết đến chương trình đi XKLĐ Nhật Bản qua thằng bạn cùng làng, nó muốn đi nên rủ tôi đi cùng. Nghe nó nói cũng lọt tai nên tôi về xin phép mẹ và được mẹ đồng ý.
Tôi sang Nhật theo đơn hàng đúc nhựa
Thế rồi sau 2 tháng thi đơn hàng, 4 tháng học tiếng thì cuối cùng tôi cũng được sang Nhật.
Nhớ ngày đầu còn lơ ngơ như bò đội nón, trên mặt in rõ 2 chữ “nhà quê” chính hiệu mà giờ đây tôi đã có thâm niên gần 2 năm ở Nhật rồi đấy.
Công việc làm công nhân đúc nhựa trong nhà máy cũng không vất vả lắm, vừa không phải chịu nắng mưa sương gió, việc làm thêm thì khá nhiều, tiền lương không quá cao nhưng đáng đồng tiền bát gạo.
Nói chuẩn ra thì mỗi tháng còn trong tay tầm 15-17 triệu gửi về quê, cao gấp 3 lần so với làm công nhân ở Việt Nam. Nói chung là để kiếm được đồng lương này thì phải đánh đổi, thì phải bán sức lao động nhưng may mắn là bán sức lao động ở Nhật “được giá” hơn ở Việt Nam.
Vây là chỉ còn gần 1 năm nữa thôi thì tôi sẽ được trở về quê với má, hy vọng nhỏ nhoi là mang lại một cuộc sống ấm no cho má , cho em để má sống lâu, sống khỏe với anh em chúng tôi.
Còn bạn, bạn hy vọng điều gì sau 3 năm lao động quần quật nơi xứ người???
- Thanh niên mồ côi cha tâm sự -
“Chia sẻ của bạn Thanh Bình (25 tuổi, Thanh Hóa) đi đơn hàng đúc nhựa.